August 21, 2017

Những đặc điểm ngược đời của nền Giáo dục Mỹ

Những đặc điểm ngược đời của nền Giáo dục Mỹ

Nền giáo dục của Mỹ là sự kết hợp của hàng ngàn những điều ngược đời, khác hẳn với nền giáo dục Việt Nam. Nhưng chính những sự “ngược đời đó” đã làm nên một nền giáo dục Mỹ tốt nhất trên thế giới hiện nay.

Trẻ em Mỹ không bắt buộc phải đến trường, cũng chẳng học theo một chương trình thống nhất, được tự do lựa chọn giáo viên… và rất nhiều điều “ngược đời ” khác. 

1. Trẻ em Mỹ “không cần” đến trường

opv-homeschooling

“Không cần” ở đây được hiểu theo đúng nghĩa đen. Nhà trường chỉ là một thành phần có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai. Nhà trường không thể thay thế được gia đình, đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao… Trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ home schooling (học tại gia).

Chế độ học tại gia cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái mà không phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức thụ động những lúc đến trường.

Nhiều gia đình không sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách của trẻ để áp dụng phương pháp cụ thể. Thời gian học tập hàng ngày của trẻ em không quá kéo dài. Thời gian còn lại được dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ đang áp dụng hình thức dạy tại nhà và con số này tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

2. Nền giáo dục không có một chương trình thống nhất

opv-usa-education

Nền giáo dục của Mỹ ở bậc Trung học không thống nhất mà sẽ khác nhau tùy bang, tùy khu vực, tùy quận, có khi là tùy nhà trường. Cũng do vậy nên mỗi bang sẽ có một giáo trình và sách giáo khoa riêng. Đương nhiên, mỗi chương trình của các trường đều phải được kiểm tra và đảm bảo chất lượng cho học sinh. Việc lựa chọn sách giảng dạy thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò của giáo viên và phụ huynh cũng rất quan trọng.Điều này tạo nên nhiều sự lựa chọn cho học sinh hơn và sẽ tự tin hơn khi được chọn học những gì phù hợp với mình.

3. Điểm không phải để đánh giá và ganh đua

Two Teenage Girls Celebrating Successful Exam Results

opv-usa-education-1

Quan điểm của giáo viên tại Mỹ về điểm số là để học sinh tự đánh giá và biết được năng lực của bản thân cũng như để giáo viên có phương pháp điều chỉnh, chứ không phải để tạo ra sự cạnh tranh trong học tập giữa các học sinh. Do vậy, điểm số của học sinh là vấn đề tế nhị và luôn được giữ kín.

4. Học không phải để thi

opv-usa-education-2

Tại Mỹ, các kỳ thi và các bài kiểm tra được dùng để đánh giá và để giáo viên biết được năng lực và khả năng tiếp thu của học sinh. Các trường tại Mỹ thường chú trọng tính thực tiễn và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế hàng ngày, chứ không yêu cầu học sinh học chỉ để đối phó với kỳ thi. Do đó, kết quả kỳ thi không mang tính quyết định toàn bộ việc đậu hay rớt của học sinh.

Khi xét hồ sơ du học cho các bạn học sinh, họ có thể xem xét thêm việc bạn có tham gia các hoạt động xã hội, thông qua đó có thể tìm hiểu về tính cách và cách học tập của riêng từng học sinh.

5. Hệ thống giáo dục theo cấu trúc chữ V

opv-usa-education-3

Các trường đại học Mỹ nói chung không có thi đầu vào. Quan điểm của họ rất đơn giản: học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Nhờ vậy, tất cả những ai có quyết tâm đều có thể có cơ hội, ngược lại quốc gia cũng không bỏ phí nhân tài. Tuy nhiên, một khi đã học thì nhà trường luôn đảm bảo chất lượng và cũng dạy cho học sinh cách rèn luyện ý thức về học tập để đảm bảo việc học của mình.

Do đó, hệ thống giáo dục của Mỹ thường được ví như chữ V, vào dễ ra khó. Các học sinh một khi đã tốt nghiệp sẽ được chuẩn bị hết những kiến thức cũng như những kỹ năng cần thiết để sẵn sang tham gia vào thị trường lao động.

Người Mỹ trưởng thành từ nền giáo dục “ngược đời” đó

Bằng chứng là họ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất, luôn xếp hạng hàng đầu thế giới về chất lượng giáo dục.

Trả lời

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*

1  +  7  =  

error: Content is protected !!
Zalo
Hotline