December 10, 2021

Không có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt kỹ thuật số trong đại dịch COVID-19, năm ngoái, Hy Lạp đã phải nhường vị trí đứng đầu các chương trình thị thực vàng của EU cho Bồ Đào Nha. Giờ đây, họ đã trở lại mạnh mẽ với sự chấp thuận cho 193 hồ sơ của đương đơn chính và 1.078 thành viên gia đình của họ xin thị thực vàng trong tháng 10, theo số liệu từ tạp chí Enterprise. Nhờ vào giai đoạn nước rút trong quý 3, Hy Lạp đã phê duyệt tổng cộng 747 đơn đăng ký trong năm 2021. lần đầu tiên trong năm nay, đã vượt qua thị thực vàng của Bồ Đào Nha, có 698 đơn phê duyệt trong 10 tháng.

Điều này chứng tỏ rằng, chương trình thị thực vàng Hy Lạp một lần nữa trở nên phổ biến nhất châu Âu, và đang phục hồi như giai đoạn đầu. Nếu họ tiếp tục giữ tốc độ này, chương trình dự kiến sẽ có 1.100 ứng viên được chấp nhận thị thực vàng vào năm 2021, cũng như sẽ có thị thực vàng thứ 10.000 vào quý I năm sau. Cột mốc mà Bồ Đào Nha đã đạt được vào tháng 9 năm nay.

Khoảng một phần tư (50) nhà đầu tư được cấp thị thực vàng vào tháng 10 là công dân Trung Quốc, tiếp theo là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Ai Cập, và Mỹ. Tính trên tổng số từ khi chương trình bắt đầu, Mỹ xếp thứ 9, với 92 phê duyệt. Hầu hết là được phê duyệt trong 18 tháng qua.

December 10, 2021

Bộ Di trú, Người tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã mở rộng cổng thông tin trực tuyến cho các đơn từ những người nộp đơn có đại diện vào ngày 30 tháng 11.

Đầu tháng 12 năm nay, những người nộp đơn xin quốc tịch có người đại diện hiện có thể trực tiếp nộp đơn trực tuyến qua cổng thông tin đăng ký quốc tịch Canada, mặc dù người đại diện chưa thể nộp thay cho họ.

Những đương đơn này cần phải tự thực hiện, hoàn thành, ký tên, ghi ngày tháng và nộp đơn đăng ký; họ không được chia sẻ quyền truy cập tài khoản hoặc mật khẩu với bất kỳ ai, kể cả người đại diện. Dù bên đại diện chưa thể nộp thay, nhưng họ vẫn có thể đưa ra lời khuyên, tư vấn về việc hoàn thành đơn đăng ký; có thể liên lạc với IRCC thay mặt cho người nộp đơn sau khi đơn được gửi.

Đây là động thái mới nhất trong việc hiện đại hóa hệ thống xin cấp quốc tịch. Trước đây, từ tháng 8, những đương đơn là người đương thân đã có thể nộp đơn xin quốc tịch trực tuyến. Gần đây, Canada cũng bắt đầu chấp nhận hình thức này đối với trẻ em người Canada được sinh ra ở nước ngoài.

Sắp tới, vào năm 2022, IRCC sẽ tiếp tục mở ứng dụng cho các đối tượng:

  • Hộ gia đình
  • Trẻ vị thành niên,
  • Người đại diện nộp đơn thay mặt cho khách hàng của họ
  • Viên chức Canada đang ở nước ngoài và thành viên gia đình của họ.
December 4, 2021
December 4, 2021

Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ luôn là quốc gia nhiều người khắp thế giới mong muốn được đến định cư, và quốc gia này cũng có nhiều chính sách chào đón nhà đầu tư nước ngoài đến kinh doanh, sinh sống.

Chương trình EB5 đã từng là chương trình phổ biến nhất trong một thời gian dài dành cho những ai sẵn lòng đóng góp  một khoản tiền đáng kể vào một dự án, một doanh nghiệp tại Mỹ hoạt động. Tuy nhiên cho đến ngày 30/06/2021 chương trình EB5 diện trung tâm vùng đã hết hạn và vẫn chưa được gia hạn lại cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dù việc đầu tư theo chương trình này ở mức đầu tư quy định cũ là  $500.000 vẫn khả thi tuy nhiên nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng dùng visa E2 để nhanh chóng được định cư tại Mỹ với mức chi phí ít hơn. Việc tạm ngưng chương trình EB5 là nguyên nhân làm cho nhu cầu visa E2 tăng mạnh trong thời gian này.

AI CÓ THỂ XIN VISA E-2?

Chỉ công dân thuộc các quốc gia trong danh sách hiệp ước E2 với Mỹ mới có thể nộp đơn xin loại visa kinh doanh này. Hiện tại có 80 quốc gia trên thế giới có tên trong danh sách hiệp ước E2 với Mỹ, tuy nhiên các điều khoản và điều kiện visa lại khác nhau ở từng quốc gia. Vương Quốc Anh, Ý, Nhật, Grenada, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ là các quốc gia có hiệp ước E-2 với Mỹ, công dân các quốc gia này khi xin visa E2 sẽ được cấp tối đa thời hạn cư trú là 60 tháng (5 năm) nhập cảnh nhiều lần. Các nước như Bangladesh và Egypt cũng có hiệp ước E-2 với Mỹ nhưng thời hạn cấp cho công dân các quốc gia này chỉ khoảng 3 tháng, đây là thời hạn không thực tế và không hấp dẫn nhà đầu tư.

CHI PHÍ VISA E-2?

Đương đơn cần chứng minh việc đầu tư vào Mỹ qua hình thức sở hữu công ty, ít nhất là 50% cổ phần. Chính phủ Mỹ không có yêu cầu về số vốn đầu tư tối thiểu, tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia về vốn đầu tư không nên ít hơn $100.000 để đảm bảo sự thành công của hồ sơ. Ngoài vốn đầu tư đương đơn còn phải trả thêm các chi phí thụ lý hồ sơ, phí luật sư.

Công dân các quốc gia không thuộc danh sách hiệp ước E-2 có thể xin hộ chiếu các quốc gia như Grenada, Thổ Nhĩ Kỳ trước khi nộp đơn xin visa E-2. Tổng chi phí hồ của hai chương trình này thì ít hơn chi phí làm EB5 và thời gian ngắn hơn.

NÊN CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH NÀO ?

Hình thức mua nhượng quyền thương hiệu để kinh doanh có tỉ lệ đậu hồ sơ cao. Đây cũng là hình thức kinh doanh được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn vì an toàn và cơ hội thành công cao do các thương hiệu đã có uy tín trên thị trường.  Có nhiều công ty cũng cho phép nhà đầu tư chỉ đóng vai trò cổ đông góp vốn chứ không cần điều hành trực tiếp. Có rất nhiều lựa chọn mua nhượng quyền thương hiệu để kinh doanh từ lĩnh vực thực phẩm và nước giải khát, đến các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, quản lý bất động sản, cơ khí hay dịch vụ phù hợp với các nhà đầu tư khác nhau. Chuyên gia của chúng tôi sẽ hướng dẫn và tư vấn nhà đầu tư chọn lĩnh vực đầu tư kinh doanh phù hợp nhất.

THỜI GIAN XỬ LÝ HỒ SƠ?

Quy trình hồ sơ E-2 sẽ mất khoảng 2-3 tháng, đương đơn sẽ được cấp visa định cư kinh doanh căn cứ theo loại hộ chiếu nộp đơn. Nếu nhà đầu tư cần xin hộ chiếu trước khi nộp đơn E-2 thì mất thêm khoảng 6 tháng. Thời gian dự kiến từ lúc bắt đầu đến khi có visa E-2 là khoảng 2 – 9 tháng tùy theo tình trạng công dân của người nộp đơn. 

 

December 4, 2021

Bắt đầu từ thứ hai 26/07/2021 chính phủ Dominica – theo bước các quốc gia láng giềng tại khu vực Caribbean là St. Kitts & Nevis, Grenada và Antigua & Barbuda – công bố sẽ cấp hộ chiếu gắn chip điện tử cho công dân mới. Chúng tôi hy vọng sắp tới St. Lucia cũng áp dụng hình thức này.

Hộ chiếu điện tử, được hiểu là hộ chiếu có gắn chip điện tử là hộ chiếu thông thường nhưng được gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa nhận diện thông tin của cá nhân người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Chip điện tử giúp nâng cao việc kiểm soát an ninh cửa khẩu an toàn cho người dùng và hạn chế rủi ro khi tội phạm đánh cắp danh tín người khác để nhập cảnh.  Hộ chiếu điện tử được Malaysia áp dụng đầu tiên vào năm 1998, hiện nay có hơn 150 quốc gia đã áp dụng cấp hộ chiếu điện tử.

Chi phí xin hộ chiếu Dominica là khoảng $100.000 chưa kể phí luật sư và phí thụ lý hồ sơ.

December 4, 2021

Người có quốc tịch Dominican được miễn visa nhập cảnh 152 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên hộ chiếu Dominica vừa có tin tốt hơn nữa!

Vào ngày 22/11/2021 trong khuôn khổ chuyến viếng thăm của đại sứ Trung Quốc Lin Xiang Jiang Thủ Tướng Dominica Roosevelt Skerrit công bố việc quốc gia này đã ký thoả thuận miễn visa với Trung Quốc. Kết quả này là nỗ lực của việc thoả thuận từ đầu năm và đây là tin mừng cho người Dominican và những ai đang quan tâm đến việc có passport Dominica.

Với việc thêm Trung Quốc vào danh sách các quốc gia miễn visa đã đưa Dominica trở thành quốc gia thứ 2 tại Caribbean sau Grenada đạt được thỏa thuận này, và góp phần nâng cao tầm giá trị quan trọng của hộ chiếu Dominica. Hộ chiếu của The Commonwealth of Dominica là hộ chiếu được miễn visa nhập cảnh các cường quốc kinh tế bao gồm Vương Quốc Anh, Đức, Pháp,.Trung Quốc… và nhiều quốc gia khác.

 Chương trình đầu tư – quốc tịch Dominica là một chương trình có hiệu quả kinh tế với mức chi phí từ $100.000 + phí dịch vụ. Nếu so sánh những lợi ích có được từ việc mang hộ chiếu Dominica thì đây là mức chi phí hợp lý, không mất nhiều thời gian. Có thể nói đây là chương trình có giá trị.

December 4, 2021

Công ty tư vấn định cư La Vida đã có cuộc khảo sát về kế hoạch dự phòng cho lĩnh vực xin định cư, hộ chiếu thứ hai trong giai đoạn cả thế giới phải đối mặt với bệnh cúm COVID-19 vừa qua. Kết quả như sau:

Có hơn 30.000 khách hàng tiềm năng đã tham gia cuộc khảo sát này và kết quả là nhu cầu về thẻ định cư và quốc tịch thứ hai gia tăng đang kể, thống kê cho thấy có hơn 20.000 gia đình mỗi năm tham gia vào các chương trình đầu tư của ngành này. Chúng tôi không cho rằng đơn thuần là nhu cầu của mọi người tăng mà vì đây là giải pháp tối ưu cho cả nhà đầu tư và quốc gia có chương trình.

Kết quả có sự thiên vị nhỏ về câu hỏi liệu virus Corona có ảnh hưởng đến cân nhắc của nhà đầu tư hay không, 36% trả lời có và 26,1% trả lời không ảnh hưởng mấy.

Hơn phân nửa số người tham gia khảo sát (54.2%) cho rằng vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh của thẻ định cư hai hộ chiếu thứ hai thì quan trọng hơn trước đây là việc chăm sóc sức khoẻ (46.7%); và sự cần thiết phải có hộ chiếu thứ hai là (42.6%) Tất cả kết quả này đều cao hơn trước thời điểm dịch bệnh. Giáo dục và sự linh động trong kinh doanh vẫn duy trì vị trí là lực chọn quan trọng.

Một phần ba câu trả lời (35.1%) cho rằng COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn chương trình của gia đình. Đây là thống kê thú vị về nguyên nhân thay đổi quyết định mà chúng tôi tổng hợp được sau khảo sát.

Rất nhiều khách hàng đang bị ảnh hưởng kinh tế thì 67.7% cho rằng thực tế tài sản của họ đang bị suy giảm. Mặc dù việc này không ảnh hưởng đến mong muốn tham gia chương trình thì việc quyết định cũng vì thế bị chậm hơn so với kế hoạch. Với tình hình cấm biên toàn thế giới mọi thứ trở nên khó khăn hơn từ việc thu thập giấy tờ đến việc di chuyển giữa các quốc gia. Vì thế có 81.2% khách hàng cho rằng quy trình hồ sơ khó khăn hơn trước kia.

Khảo sát cho kết luận khả quan về nhu cầu tuy nhiên các vấn đề hậu cần thực sự là thử thách lớn cho tất cả chúng ta và việc này có thể sẽ cải thiện trong vài tháng tới. Đây cũng là điểm mạnh của các chương trình không có yêu cầu đi lại như các quốc gia caribbean. Ngoài ra rất nhiều quốc gia chuyển đổi áp dụng quy trình hồ sơ điện tử trong thời gian giãn cách xã hội.

Các lý do và quyết định sự lựa chọn đang bị các yếu tố bên ngoài tác động thay đổi, để có thể hiểu rõ, quyết định được lựa chọn phù hợp cho bản thân và gia đình vui lòng liên hệ với chúng tôi info@orientpacificvietnam.com.

error: Content is protected !!
Zalo
Hotline