Thủ tướng các nước Antigua & Barbuda, Dominica, Grenada và Saint Kitts & Nevis đã ký một thỏa thuận cam kết hợp tác chặt chẽ hơn, trong đó nổi bật nhất liên quan đến các vấn đề sau:
Mức đầu tư: Bốn quốc gia đã đồng ý với ngưỡng đầu tư tối thiểu cho chương trình CIP là 200.000 USD từ ngày 30 tháng 6 năm nay. Bất kỳ thay đổi nào trong tương lai đối với mức tối thiểu này phải được nhất trí thông qua.
Các tiêu chuẩn về chia sẻ thông tin và tính minh bạch: Như đã được thống nhất từ trước, chương trình CIP vùng Caribe là một phần trong thỏa thuận được ký vào năm ngoái với Bộ Tài chính Hoa Kỳ trong văn bản “Sáu Nguyên tắc CBI”, các quốc gia này phải chia sẻ thông tin về người nộp đơn với nhau, đồng thời ký kết cam kết thiết lập một cổng thông tin kỹ thuật số với Trung tâm Truyền thông Khu vực Chung (JRCC) ở Barbados.
Quy định chung: Bốn quốc gia đã đồng ý thành lập một cơ quan có thẩm quyền chung trong khu vực để “đặt ra các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu và thông lệ quốc tế cũng như điều chỉnh các chương trình cho phù hợp” trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Kiểm tra an ninh: Ngoài những gì đã được thỏa thuận với Bộ Tài chính Hoa Kỳ về việc kiểm tra người nộp đơn, bốn bên ký biên bản ghi nhớ cũng đồng ý hợp tác trong việc sàng lọc sau phê duyệt đối với công dân CBI và thu hồi hộ chiếu đã bị hủy.
Ngoài ra còn có các quy định dành cho bên đại diện, tiếp thị và quảng bá các chương trình: Các bên sẽ có các tiêu chuẩn chung về đại diện và tiếp thị, trong đó sẽ cấm sử dụng từ “miễn thị thực” và ảnh hộ chiếu trong quảng cáo.
Saint Lucia là đất nước duy nhất trong năm quốc gia có chương trình CBI ở Caribe không tham gia vào hiệp định.